CHUA SAU RANG

CHUA SAU RANG

CHUA SAU RANG

CHUA SAU RANG

CHUA SAU RANG
CHUA SAU RANG

CHỮA SÂU RĂNG

Chữa Sâu Răng Là Gì?

Sâu răng là tình trạng có các lỗ hổng ở răng, đây là kết quả do hoạt động của vi khuẩn. Bệnh sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất thế giới. Nếu bệnh sâu răng không được điều trị, lỗ sâu sẽ lớn dần và ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn trong răng. Bệnh sâu răng có thể dẫn đến đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng và gãy răng.(Theo thống kê của WHO, Việt Nam có tới 90% dân số mắc bệnh sâu răng)

Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng. Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.

Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh. Nếu lỗ sâu tiếp tục phát triển thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh sâu răng nặng hơn. Khi cơn đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh sẽ có mùi hôi. Giai đoạn cuối khi tủy đã chết và phần thân răng bị bể nhiều thì nhổ bỏ là cách duy nhất.

Chữa sâu răng càng sớm càng tốt sẽ giúp hồi phục tổn thương và tránh lây lan sang các răng lân cận. Có nhiều cách chữa sâu răng tùy diễn biến của bệnh, bác sĩ sẽ cho chỉ định phù hợp nhất với mục tiêu hạn chế nhổ răng ở mức tối thiểu.

Quy trình Chữa Sâu Răng : 

Bước 1: Bác sĩ tư vấn và thăm khám trực tiếp với bạn để phát hiện mức độ sâu răng. Thông thường răng có 3 lớp (men – ngà – tủy), tùy mức độ sâu đã lan tới lớp nào của răng, bác sĩ sẽ cho chỉ định phù hợp.

Bước 2: Chụp phim 2D, 3D bằng máy Dentri công nghệ độc quyền hiện đại nhất thế giới hiện nay. Phim này giúp bác sĩ thấy được chiều dài, hình dạng, vị trí các răng và xương xung quanh. Từ đó, ước tính được mức độ khó của tiểu phẫu .

Bước 3: Thực hiện chữa sâu răng tùy trường hợp:

+ Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.

+ Hàn trám lỗ sâu răng là phương pháp thường dùng nhất để chữa răng sâu. Kỹ thuật nha khoa này sử dụng các chất liệu như Amangam, Composite, GC, v.v… để hàn trám chỗ khuyết của lỗ sâu răng, khôi phục hình dáng răng ban đầu, phục hồi tính năng của răng nhằm giữ được tính thẩm mỹ và các chức năng cơ bản như nhai nuốt, phát âm, v.v…

+ Đối với những răng sâu nghiêm trọng hơn có thể phải chỉ định diệt tủy, chụp mão răng hay thậm chí là loại bỏ răng sâu để tránh lây lan sang các răng kế cận cũng như khiến áp-xe xương ổ răng .

Bước 4: Tái khám và theo dõi kết quả điều trị.

                      

Chăm Sóc Sau Khi Chữa Sâu Răng:

+ Chăm sóc răng miệng giúp bảo toàn diện và hiệu quả sau khi chữa sâu răng. Đánh răng sau mỗi bữa ăn và dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng hàng ngày là phương pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Sâu răng thường bắt đầu ở những vùng khó làm sạch như kẽ răng và các cạnh trên bề mặt răng. bệnh nhân nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng 1 lần để tránh tái nhiễm vi khuẩn cũ bám trên bàn chải.

+ Bệnh nhân nên hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường, dai, cứng, quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian đầu.

+ Bệnh nhân cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng và có cách chữa sâu răng hiệu quả khi cần thiết.

 

Tin tức khác

Close
Sản phẩm
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
Thành tiền:
backtop

Tư vấn miễn phí

×
Hotline: (028) 66 75 91 56